07/01/2019 - 12:00 AM 1.582 lượt xem Cỡ chữ Vườn thực vật của Bảo tàng hiện là nơi sinh sống, cư trú của nhiều loài động, thực vật khác nhau. Đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam. Vườn thực vật của Bảo tàng được gây trồng từ những năm 1962, với diện tích ban đầu là 0,2 ha, đến nay Vườn được mở rộng tới diện tích khoảng 2,5 ha. Vườn thực vật là nơi lưu giữ nhiều loài cây đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau với các loài thực vật có dạng sống khác nhau như cây ngập nước, các loài cây trên núi đất và núi đá vôi, các loài cây họ tre nứa, cau dừa, song mây… các loài cây đã ở đây tạo thành nhiều tầng tán, có cấu trúc gần giống với rừng tự nhiên. Hiện đã thống kê được 222 loài với 1950 cây trồng và tái sinh tự nhiên, trong đó có 23 loài cây quý hiếm với 211 cây như Vù hương, Gụ mật, Gụ lau, Vên vên, Bần chua, Kơ nia, Táu nước, Côm tầng, Lát hoa... Về phân loại có 208 loài cây gỗ; 17 loài họ tre nứa; 5 loài cây thuốc và một số loài song mây khác. Bên cạnh khu hệ thực vật đa dạng, Vườn còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như sóc, và chim Chào mào, Chích chòe than, Chèo bẻo bờm, Khướu đầu trắng, Đớp ruồi xám, Hoét bụng trắng, Chích chòe lửa, Khướu bạc má, Cuốc ngực trắng…. Đặc biệt là vào thời điểm mùa chim di cư có rất nhiều loài chim đã chọn Vườn thực vật của Bảo tàng làm nơi nghỉ chân. Sự đa dạng của các loài chim tại vườn thực vật đã mê hoặc các nhà nhiếp thuộc “Hội chụp ảnh thiên nhiên Miền Bắc” về đây thường xuyên và ghi lại được những khoảnh khắc sinh động của các loài chim về với Vườn. Vườn thực vật giờ đây không những là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học, mà còn trở thành địa điểm tham quan học tập của nhiều thế hệ học sinh trong khu vực thành phố Hà Nội. Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các loài động thực vật của Vườn, luôn có đội ngũ cán bộ chuyên trách chăm sóc cây rừng và bảo vệ môi trường sinh sống của các sinh vật. Ngoài ra, Vườn cũng không ngừng được đầu tư để cải thiện cảnh quan và không gian trong vườn như trồng bổ sung một số loài cây bản địa để tạo điểm nhấn, thu hút khách tham quan. Sau đây là hình ảnh một số loài chim do các nhiếp ảnh thuộc “Hội chụp ảnh thiên nhiên Miền Bắc” chụp tại Vườn thực vật của Bảo tàng. Hoét bụng trắng (Tác giả: Nguyễn Quang Anh) Chích chòe lửa (Tác giả: Phạm Đức Huy) Cuốc ngực trắng (Tác giả: Nguyễn Hoàng Hào) Oanh cổ đỏ (Tác giả: Lê Đức Hiền) Đớp ruồi đầu xám (Tác giả: Nguyễn Quang Anh) Chào mào (Tác giả: Hoàng Lê) Rẽ quạt họng trắng (Tác giả: Nguyễn Quang Anh) Tin Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam Tweet Về trang trước Gửi email In trang
1/5 các loài bướm đang bị buôn bán trực tuyến xuyên biên giới 08/04/2024 803 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu với các chuyên gia củaTrường Đại học Harvard, Đại học thành phố NewYork và nhóm Phục hưng côn trùng của Mỹ. Kết quả đã được công bố trên tạp chí Biological Conservation, doi.org/10.1016/j.biocon.2023.110092.
Phát hiện loài mới tại VQG Hoàng Liên 18/07/2022 1.505 lượt xem Năm 2022 các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam....
Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tổ chức lớp tập huấn Phân tích và định loại mẫu côn trùng 16/11/2020 1.079 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam vừa tổ chức lớp tập huấn về “Phân tích và định loại mẫu côn trùng”, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên môn & cán bộ thực hiện công tác truyền t...