• ClockGIỜ MỞ CỬA: Thứ 2 đến Thứ 6 Từ 8h00 đến 16h30
  • Điện thoại: 0369.287.505
  • Email: phanthuha.bt@gmail.com
Việt Nam English
  • Giới thiệu Giới thiệu
    • Tin tức Tin tức
      • Hoạt động - Sự kiện
      • Giáo dục môi trường
      • Tin tức trong ngành
      • Nghiên cứu khoa học
      • Hợp tác quốc tế
      • Trưng bày mẫu
    • Trưng bày Trưng bày
      • Phòng Mô phỏng sinh thái
      • Trưng bày động vật
      • Trưng bày côn trùng
      • Trưng bày thực vật
      • Vườn thực vật
    • Thư viện bảo tàng Thư viện bảo tàng
      • Thư viện ảnh
        • Hình ảnh nội bộ
        • Hình ảnh khác
      • Thư viện video
        • Video nội bộ
        • Video khác
      • Thư viện tài liệu
        • Tài liệu nội bộ
        • Tài liệu khác
    • Hỗ trợ khách tham quan Hỗ trợ khách tham quan
      • Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu
      • Trang chủ
      • Tin tức
      • Nghiên cứu khoa học

      PHÁT HIỆN MỘT LOÀI ỐC MỚI CHO KHU HỆ RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM

      09/07/2025 - 04:58 PM 12 lượt xem
      Cỡ chữ
      Qua nhiều đợt khảo sát và thu mẫu tại các khu vực rừng ngập mặn, các nhà khoa học đến từ Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Viện Sinh thái Nhiệt đới - Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã phát hiện sự có mặt của một loài ốc mới trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Việt Nam.

      Loài ốc này có tên khoa học là Cassidula schmackeriana Möllendorff, 1895, thuộc họ ốc mít (Ellobiidae). Cassidula schmackeriana được tìm thấy tại nhiều địa phương như: xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), xã Lộc An (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và khu vực cửa sông Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
      So với ba loài cùng giống đã được ghi nhận ở Việt Nam (Cassidula aurisfelis, C. nucleus và C. sowerbyana) loài C. schmackeriana có một số đặc điểm sai khác: lớp sừng dày, trên bề mặt có nhiều lông mềm và vảy nhỏ; đỉnh vỏ nổi rõ với một gờ lớn dạng chữ “S” kéo dài từ cạnh đỉnh đến mép gốc.
      Với phát hiện này, số lượng loài Cassidula ở Việt Nam hiện tăng lên 04 loài, chiếm 17,40% trong khi toàn thế giới mới chỉ ghi nhận 23 loài. Kết quả này không chỉ góp phần cập nhật danh lục đa dạng sinh học quốc gia mà còn cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc phát hiện loài mới cho khoa học hoặc các ghi nhận mới cho khu hệ động vật Việt Nam.

      Phát hiện này gợi mở hướng nghiên cứu tiềm năng tại các vùng rừng ngập mặn có diện tích lớn ở Nam Bộ như Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và tỉnh Cà Mau. Đồng thời, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khảo sát đầy đủ và toàn diện hệ sinh thái ven biển - nơi lưu giữ nhiều giá trị sinh học chưa được khám phá hết. Việc phát hiện và mô tả chính xác các loài mới có ý nghĩa đặc biệt trong công tác bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn - hệ sinh thái đóng vai trò thiết yếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ bờ biển và đảm bảo sinh kế cho cộng đồng địa phương.

      Bài báo về ghi nhận mới này được hỗ trợ từ đề tài khoa học và công nghệ cấp Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga: “Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài, phân bố của lớp Thân mềm Chân bụng (Mollusca: Gastropoda) ở vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ và xác định mối quan hệ di truyền của bộ ốc khiên (Patellogastropoda)”, cùng với dự án “Tư vấn đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

       
      Hình 1. Hình thái loài C. schmackeriana (B: chi tiết cấu trúc cạnh trụ)
       
      Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng

      Lạch Bạng, Nghi Sơn, Thanh Hóa

      Lộc An, Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu
       
      Hình 2. Một số sinh cảnh có phân bố của loài C. schmackeriana

      Tác giả : Đào Hoàng Nam
      Link tham khảo: 
      https://tapchikhcnnd.com.vn/index.php/tckhcnnd/article/view/88/44
                                                      doi.org/10.58334/vrtc.jtst.n36.01

      Tweet
      Gửi email

      Các bài viết khác

      Xem thêm
      1/5 các loài bướm đang bị buôn bán trực tuyến xuyên biên giới

      1/5 các loài bướm đang bị buôn bán trực tuyến xuyên biên giới

      08/04/2024 855 lượt xem
      Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu với các chuyên gia củaTrường Đại học Harvard, Đại học thành phố NewYork và nhóm Phục hưng côn trùng của Mỹ. Kết quả đã được công bố trên tạp chí Biological Conservation, doi.org/10.1016/j.biocon.2023.110092.
      Phát hiện loài mới tại VQG Hoàng Liên

      Phát hiện loài mới tại VQG Hoàng Liên

      18/07/2022 1.579 lượt xem
      Năm 2022 các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam....
      Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tổ chức lớp tập huấn
Phân tích và định loại mẫu côn trùng

      Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tổ chức lớp tập huấn Phân tích và định loại mẫu côn trùng

      16/11/2020 1.125 lượt xem
      Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam vừa tổ chức lớp tập huấn về “Phân tích và định loại mẫu côn trùng”, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên môn & cán bộ thực hiện công tác truyền t...

      Tin tức

      • Hoạt động - Sự kiện
      • Giáo dục môi trường
      • Tin tức trong ngành
      • Nghiên cứu khoa học
      • Hợp tác quốc tế
      • Trưng bày mẫu
      Giới thiệu về Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam

      Giới thiệu về Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam

      Vnfm

      Giờ tham quan

      Từ 08h00 đến 17h00
      • Thời gian: Từ 08h 00 đến 17h00 Từ thứ Hai đến thứ Sáu
      • Địa chỉ: Km 12+300 Ngọc Hồi. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
      Trưng bày

      Trưng bày Động vật

      BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM

      • Km 12+300 Ngọc Hồi. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
      • 0243.683.9027 - Fax:
      • phanthuha.bt@gmail.com
      • https://www.vnfm.vn

      Bản đồ đến bảo tàng

      Đăng ký nhận bản tin

      Nhập mail để nhận được những thông báo mới nhất của Bảo tàng
      Gửi

      Kết nối với bảo tàng

      Facebook Tiktok Youtube
      • Đang online: 9
      • Tổng truy cập: 2.097.900
      Bản quyền website thuộc về Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam. Thiết kế Website bởi Tất Thành