23/06/2021 - 12:00 AM 213 lượt xem Cỡ chữ “Phần còn lại của thế giới có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng” - Sylvia A. Earle Sự tồn tại của con người luôn phải gắn liền với tự nhiên. Do đó, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ môi trường và ngăn chặn các thảm họa của thiên nhiên, bao gồm hạn hán và sa mạc hóa. Trong những thập kỷ gần đây, diễn biến ngày càng nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu đã cho thấy mức độ nguy hại của hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa trong nhiều khu vực trên trái đất và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của con người. Hiểu được điều đó, ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán (World Day to Combat Desertification and Drought) được Liên Hiệp Quốc tổ chức thường xuyên vào ngày 17 tháng 6 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xung quanh các vấn đề về hạn hán, sa mạc hóa và khuyến khích thực hiện Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) tại các quốc gia bị tác động nghiêm trọng bởi hạn hán và sa mạc hóa, đặc biệt là ở châu Phi. Năm 2021, với khẩu hiệu “Restoration. Land. Recovery”, ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán đã kêu gọi tất cả người dân trên thế giới xem đất là một tài nguyên thiên nhiên quý giá, và cùng chung tay khôi phục đất bạc màu trong một Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc vì một tương lai phát triển bền vững. Hành động này mang lại khả năng phục hồi kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và tăng an ninh lương thực. Không chỉ vậy, nó còn giúp khôi phục đa dạng sinh học, làm giảm sự tác động của biến đổi khí hậu và củng cố sự phục hồi xanh từ đại dịch COVID - 19. Việt Nam nói chung cũng như ngành Lâm nghiệp nói riêng đã sớm nhận thấy hạn hán và sa mạc hóa là vấn đề rất rộng, liên quan tới cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vậy đã đề ra những chiến lược, chương trình để nâng cao chất lượng của rừng cây che phủ, tạo lập một hệ sinh khối xanh trên mặt đất thông qua bảo vệ rừng tự nhiên (10,3 triệu ha) và trồng rừng gỗ lớn. Thực hiện được điều này không những phát huy chức năng bảo tồn nhiên nhiên, duy trì và nâng cao độ phì của đất, mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương mại lâm sản… Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Việt Nam hiện đã đạt được những thành tựu rất lớn từ việc chống sa mạc hóa. Từ tỉ lệ che phủ rừng rất thấp, chỉ có 27.8% vào năm 1993, đến nay chúng ta đã có tỉ lệ che phủ rừng lên đến 42% (tỷ lệ trung bình của thế giới là 31%). Bảo tàng tài nguyên Rừng Việt Nam Tweet Về trang trước Gửi email In trang
KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM 12/03/2025 89 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên Rừng Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu hành trình bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thế hệ trẻ .
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ LỜI CHÚC XUÂN ẤT TỴ 2025 24/01/2025 114 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên Rừng Việt Nam gửi lời tri ân và thông báo lịch nghỉ Tết đến quý khán giả
BẢO TÀNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025 VÀ HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2025 15/01/2025 111 lượt xem Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2024 của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã diễn ra thành công, đánh dấu một năm hoạt động hiệu quả và đề ra chiến lược phát triển mạnh mẽ cho năm 2025.