18/11/2017 - 12:00 AM 542 lượt xem Cỡ chữ Nhằm tăng cường sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về công tác bảo tàng, xây dựng mạng lưới kết nối giữa các đơn vị và làm định hướng cho phát triển công tác bảo tàng tại Việt Nam trong những năm tiếp theo với các Vườn thực vật, các khu nghiên cứu thực nghiệm nằm trong Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, từ ngày 16 - 17 tháng 11 năm 2017, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo với nội dung “Chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tàng” tại Cát Bà. Tham dự hội thảo, có 30 đại biểu đến từ Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Vườn quốc gia Pù Mát, VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Cát Bà, VQG Bái Tử Long, Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ, Trung tâm Đa dạng sinh học – ĐH Lâm nghiệp, Trường THPT Lê Lợi và Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam. Chủ trì hội thảo T.S Nguyễn Nghĩa Biên- Viện trưởng Viện Điều tra, Quy hoạch rừng. Sau phát biểu khai mạc hội thảo của Viện trưởng, các báo cáo viên từ các đại diện cho 03Vườn quốc gia, đại diện cho Trường Đại học Lâm nghiệp và Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, VQG Tam Đảo đã trình bày các bài tham luận về công tác thu thập, lưu trữ bảo quản mẫu vật; công tác truyền thông và giáo dục môi trường. Đại diện lãnh đạo bảo tàng, đồng chí Đặng Quang Thuyên- Phó giám đốc bảo tàng TNRVN đã báo cáo khái quát hoạt động bảo tàng của ngành lâm nghiệp trong thời gian qua, những kết quả đạt được, cũng như những khó khăn và thách thức của công tác tác bảo tàng đang gặp phải để làm định hướng cho các hoạt động trong giai đoạn tới, như sự cần thiết phải xây dựng và phát triển mạng lưới bảo tàng tài nguyên rừng. Sau phần trình bày, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vấn đề xây dựng mạng lưới bảo tàng. Các đại biểu đã thảo luận sôi nôi, và chia sẻ những quan điểm, mong muốn bảo tàng TNRVN là đơn vị chủ trì xây dựng mạng lưới để dẫn dắt và hỗ trợ các bảo tàng khác trong công tác quy hoạch các bảo tàng gồm phần trưng bày ngoài trời (Vườn thực vật) và trưng bày trong nhà, hỗ trợ về công tác đào tạo, cũng như xử lý và bảo quản mẫu vật tại các bảo tàng trong mạng lưới, đặc biệt xây dựng Đề án phát triển mạng lưới bảo tàng tài nguyên rừng cho giai đoạn 2021-2030. Ngày 17/11, các đại biểu đã tới tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm với Vườn quốc gia Cát Bà. Tại đây các bên đã được nghe VQG Cát Bà chia sẻ những hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn và bảo tàng tại Vườn. Những khó khăn của công tác bảo quản và lưu giữ hệ thống các mẫu vật quý giá ở đây đang gặp phải. Sự thiếu đầu tư cho công tác xử lý, bảo quản và lưu trữ dẫn đến các mẫu vật nơi đây đã và đang bị xuống cấp và hỏng hóc nghiêm trọng. Thay mặt Ban tổ chức T.S Nguyễn Nghĩa Biên đã cảm ơn sâu sắc tới các vị đại biểu đại diện các cơ quan tham gia Hội thảo, những đóng góp của các báo cáo viên và ý kiến của các vị đại biểu đã giúp ích rất nhiều cho việc định hình về xây dựng mạng lưới bảo tàng trong giai đoạn tới, đây cũng là cơ sở để Viện Điều tra, Quy hoạch rừng có công văn trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xin chủ trương xây dựng đề án phát triển mạng lưới bảo tàng tài nguyên rừng giai đoạn 2021-2030. Một số hình ảnh trong Hội thảo: Ông Nguyễn Nghĩa Biên phát biểu khai mạc hội thảo Các đại biểu phát biểu tham luận Đại biểu phát biểu trong phần thảo luận Các đại biểu tham quan, khảo sát VQG Cát Bà Tin bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam Tweet Về trang trước Gửi email In trang
KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM 12/03/2025 89 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên Rừng Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu hành trình bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thế hệ trẻ .
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ LỜI CHÚC XUÂN ẤT TỴ 2025 24/01/2025 114 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên Rừng Việt Nam gửi lời tri ân và thông báo lịch nghỉ Tết đến quý khán giả
BẢO TÀNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025 VÀ HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2025 15/01/2025 111 lượt xem Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2024 của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đã diễn ra thành công, đánh dấu một năm hoạt động hiệu quả và đề ra chiến lược phát triển mạnh mẽ cho năm 2025.