26/05/2023 - 10:36 AM 611 lượt xem Cỡ chữ Hằng ngày, chúng ta đều được báo đài đưa tin về một loài động vật tuyệt chủng, suy giảm đa dạng sinh học hay những khu rừng trống rỗng (empty forest), nơi mà có sinh cảnh thích hợp nhưng chẳng loài động vật nào ở. Vậy thì chúng có liên quan gì tới chúng ta? Nền văn minh của chúng ta, bên ngoài có vẻ ổn định nhưng thực ra lại rất dễ đổ vỡ. Mặc dù chúng ta đã biết cách xây nhà để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hay nắm giữ rất nhiều công nghệ khoa học tiên tiến, nhưng thực chất chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái mà chúng ta tồn tại. Bằng chứng trực quan nhất là đồ ăn thức uống của chúng ta, vì không giống như cây cỏ, chúng ta không thể tự quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng. Mà hệ sinh thái lại rất dễ thay đổi trước những biến cố như cháy rừng, thời tiết cực đoan hay dịch bệnh. Những khu rừng hoàn toàn có thể trở thành sa mạc, và những rạn san hô có thể trở thành những tảng đá vô hồn sau những vụ nhiễm độc hoá học hay một đợt cháy rừng mà không thể hồi phục được nữa. Kéo theo đó là sự biến mất và diệt vong của những loài động thực vật sống trong đó, vì chúng không còn thức ăn và nơi ở. Con người, xét cho cùng, cũng chỉ là một sinh vật trong đó, cũng sẽ phải đương đầu với cuộc sống khó khăn và thử thách, thậm chí là sự sụp đổ. Vì thế, chúng ta luôn nằm trong một chuỗi những mối liên kết giữa các loài cùng sống với chúng ta. Những sinh vật khác, có thể là thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho chúng ta, có thể phân giải những chất hữu cơ chúng ta thải ra môi trường, gây bệnh hoặc giúp chúng ta trị bệnh và chống độc. Nếu một loài biến mất, chúng ta vẫn sẽ tìm kiếm được nguồn thức ăn khác thôi, vì đơn giản, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, sẽ thế nào khi chúng ta chỉ có một nguồn thức ăn duy nhất và loài đó chỉ sống được trong điều kiện nhất định? Giống như sâu cải chỉ ăn rau cải hay tằm chỉ ăn lá dâu? Những sinh vật đó, chúng đâu có sự lựa chọn. Vậy nên, nếu loài cây này biến mất, những loài côn trùng này sẽ không còn thức ăn. Còn những loài ăn thịt loài côn trùng này nữa, chúng cũng sẽ không còn thức ăn. Hậu quả của sự biến mất này sẽ nhân lên đối với những loài sau cùng của chuỗi thức ăn, từng bước tước đi cơ hội lựa chọn và sống còn của chúng. Đa dạng sinh học, tức là chúng ta có rất nhiều loài cùng chung sống, phát triển và khống chế lẫn nhau, chúng đều có nhiều hơn một sự lựa chọn và ít bị ảnh hưởng khi một thảm hoạ xảy ra. Nhằm nâng cao nhận thức của con người về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những hiểm hoạ đe doạ tới sự đa dạng sinh học của tất cả các hệ sinh thái, ngày 22-05 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Quốc tế bảo tồn Đa dạng sinh học. Năm nay, với niềm hy vọng Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal tại COP 15 sẽ góp phần giản thiểu tác động của Biến đổi khí hậu, chủ đề Ngày Quốc tế bảo tồn Đa dạng sinh học năm nay là: “Từ những thoả thuận trên giấy tới hành động thực tiễn: Phục hồi tính đa dạng sinh học”. Tweet Về trang trước Gửi email In trang
HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG SA MẠC HÓA VÀ HẠN HÁN 2025 Chủ đề: “Phục hồi đất đai. Mở khóa cơ hội.” 17/06/2025 41 lượt xem
Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2025: Chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu 05/06/2025 65 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2025: Chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu
NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC 2025 - HÀI HOÀ VỚI THIÊN NHIÊN 22/05/2025 88 lượt xem Bài viết kêu gọi hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên thiên và phát triển bền vững”. Công văn số 1863/BNNMT-TTTT ngày 09/5/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tăng cường truyền thông, giáo dục, và tôn vinh các sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam gửi thông điệp bảo vệ đa dạng sinh học để hướng tới một hành tinh khỏe mạnh và bền vững.