01/04/2021 - 12:00 AM 1.723 lượt xem Cỡ chữ Tại Phòng Trưng bày động vật của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam hiện có khoảng gần 600 mẫu, trong đó có nhiều mẫu quý hiếm như: Sao la, Mang lớn, Mang Trường sơn, Gấu ngựa, Tê giác một sừng… và Hổ Đông dương cũng là một trong số những mẫu quý hiếm này. Mẫu hổ Đông dương đầu tiên được đưa về Bảo tàng từ năm 1977. Hơn 30 năm sau, vào năm 2018 Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam mới tiếp nhận thêm 2 con từ Vườn thú Đại Nam, Bình Dương và được các chuyên gia, nghệ nhân bảo quản, tạo hình để trưng bày tại đây. Hổ Đông dương hay còn gọi hổ Corbett (Panthera tigris corbetti) là một phân loài hổ được tìm thấy tại khu vực Campuchia, Lào, Malaysia, Thailand, Trung Quốc và Việt Nam. Do miền Trung Việt Nam có địa thế rừng núi hiểm trở và trải dài bất tận (dãy Trường Sơn), nên từ nhiều thế kỷ qua nơi đây nổi danh là vương quốc của loài thú quý hiếm và dũng mãnh bậc nhất này. Hổ Đông dương được xếp vào loại nguy cấp theo Sách đỏ của IUCN do nguy cơ bị săn bắt trái phép và mất sinh cảnh sống. Trong tự nhiên, hổ Đông dương là một loài đơn độc, mối quan hệ lâu dài duy nhất là giữa hổ mẹ và con của nó. Hổ Đông dương có thể sống được trong môi trường rừng, đồng cỏ và núi đồi. Tuy nhiên chúng thích ở các sinh cảnh rừng như rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh hay rừng rụng lá… nơi chúng có thể ngụy trang dễ dàng để săn mồi hay lẩn tránh kẻ thù. Hổ Đông dương có bộ lông sọc vằn vện, hàm răng chắc khỏe, mắt tinh, chân chạy nhanh. Nó không những có khả năng leo trèo rất tốt, mà còn có thể bơi lội rất tài. Con trưởng thành có chiều dài từ 2,3m - 2,8m, trọng lượng cơ thể con đực khoảng 150kg - 250kg và con cái nhỏ hơn, giao động từ 110kg đến 140kg. Hổ Đông dương cái mang thai trong khoảng 4 tháng. Hổ con mới sinh chỉ nhỏ tầm 1kg. Nó bú mẹ tới 18 tháng, sau đó chuyển qua ăn thịt và tự săn mồi. Loài này ăn rất khỏe và rất phàm ăn, một con hổ trưởng thành có thể ăn tới 27 kg thịt cho mỗi bữa. Chúng là mắt xích cuối cùng trong các chuỗi thức ăn. Phần lớn các loài động vật đều có thể là con mồi của hổ, tuy nhiên thức ăn chủ yếu của chúng là các loài có kích thước tầm trung như: hươu, nai, trâu, bò… nhưng đến khi đói thì các loài động vật cỡ nhỏ như thỏ, gà, vịt nó cũng không tha. Ngoài ra, Bảo tàng còn rất nhiều mẫu động thực vật và côn trùng vô cùng độc đáo được trưng bày để phục vụ quý khách thăm quan, học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, tại thời điểm dịch Covid diễn tiến khó lường này, các bạn tới thăm Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam nên tuân thủ theo quy định phòng chống dịch bệnh như không tập trung quá 15 người và luôn đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên để bảo vệ cho mình và cộng đồng nhé. Tweet Về trang trước Gửi email In trang
Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tiếp nhận mẫu động vật phục vụ trưng bày và giáo dục bảo tồn. 13/12/2021 1.033 lượt xem Sau bao ngày ngóng trông, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam vừa hoàn thành thủ tục tiếp nhận thêm nhiều mẫu động vật quý do các cá nhân, tổ chức trao tặng. Bảo tàng sẽ tiến hành chế tác, hoàn thiện cá...
Bảo tàng TNRVN Tận thu cây gỗ Sao Cát để trưng bày phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục bảo tồn cho cộng đồng 10/03/2020 1.216 lượt xem Ngày 6 tháng 3 năm 2020 cây gỗ Sao Cát đã được đưa về đến Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam - Viện Điều tra, Quy hoạch rừng – Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Cây Sao Cát, g...
MẪU VẬT TRƯNG BÀY- ƯU THẾ VƯỢT TRỘI CỦA BẢO TÀNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM 23/09/2019 0 lượt xem Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đang lưu giữ 18.797 nghìn mẫu thực vật, 20.424 mẫu côn trùng, 562 mẫu động vật và 94 mẫu tư liệu ngành nhằm phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu và trải ng...